Battambang là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Battambang, Campuchia.Thành phố Battambang là đô thị lớn thứ 2 của Campuchia, từng là trung tâm của khu vực miền đông Thái cho đến năm 1909 khi thực dân Pháp chiếm, lấy từ Xiêm La với danh nghĩa bảo hộ, và đến năm 1953 thì thuộc Campuchia. Đây là một thành phố đẹp bên bờ sông, nơi còn lưu giữ tốt nhất các công trình kiến trúc thời thuộc địa ở Campuchia. Đây là trục thứ cấp cho con đường nối giữa Thái Lan và Việt Nam, và nếu Quốc lộ 6 từ Poipet đến Siem Reap được nâng cấp (đang được nâng cấp và sắp hoàn thành), thành phố này sẽ trở thành một trục nhỏ hơn. Hệ thống các cửa hàng xây thời Pháp thuộc dọc theo bờ sông và các chùa chiền là những cảnh đáng xem ở thành phố này. Thành phố có một bảo tàng nhỏ trong đó có các hiện vật thời Angkor.
Cảnh nhìn từ trên đồi lên Phnom Banan
Battambang còn nổi tiếng với tàu tre, chạy trên đường ray bình thường như của tàu hỏa, nhưng thay vì các khoang tàu làm bằng sắt nối liền nhau, du khách sẽ được ngồi trên các miếng tre (giống như chõng tre ở mình) chạy tách riêng. Mỗi miếng đủ cho 6 du khách, không có cửa hay bar chắn, tốc độ đi khoảng 30-50km/giờ. Đường ray khá quanh co, tạo cảm giác mạo hiểm rất thú vị. Đáng tiếc là đoạn đường ray này sẽ được đưa vào cải tạo cho tuyến đường ray xuyên Đông Nam Á, nên tàu tre sẽ bị hủy bỏ.
Tàu tre đi qua nhiều đoạn đường hẹp với các bụi cây xung quanh, phía sau bụi cây là cảnh đồng quê với ruộng lúa và các đồi cọ, đẹp và thanh bình.
và dĩ nhiên không thể thiế bia Angkor, bia của người Khmer.
Có một vài công viên sinh thái như thế này ở Battambang, với các bức tượng động vật. Nếu bạn không có dịp đi Úc, mời bạn tới Battambang, bạn sẽ thỏa lòng với hai mẹ con Chuột túi này, đảm bảo sờ và chụp hình cả ngày mà hai mẹ con vẫn đứng yên.
Giống như ở nhiều nơi khác ở trên đất nước Campuchia cổ kính này, đền cổ có ở khắp mọi nơi. Đây là đền Ek phnom, đã bị đổ nát gần hết.
Kết thúc chyến đi chơi, bếp trưởng và trưởng nhà hàng của khách sạn Victoria Angkor quyết định chiêu đãi du khách bằng một ngề tay trái, đấu Sumo. Khán giả được một trận cười nghiêng ngả, rung hết cả rốn, chảy hết cả nước mắt
No comments:
Post a Comment