Người Khmer ăn Tết vào ngày nào?
Từ thời kỳ Norkor Thom, người Khmer đã dùng lịch âm (sự xoay vòng của mặt trăng), vì thế họ chọn ngày Mekseh (tên của tháng âm lịch đầu tiên, từ giữa tháng 11 tới giữa tháng 12) là ngày đón năm mới, và là tháng đầu tiên của năm. Kadek (tên của tháng âm lịch cuối cùng) là tháng thứ 2.
Sau đó, họ chuyển qua áp dụng lịch dương (sự xoay chuyển của mặt trời) là chính, họ chọn ngày Chetr (ngày mùng 5 của Lịch âm) là tháng của năm mới, khi mặt trời đạt tới Mes Reasey. Người Khmer thường tổ chức lễ đón mừng năm mới vào ngày thứ 13 của tháng 4 (Chetr), nhưng thỉnh thoảng họ lại tổ chức vào ngày thứ 14, tùy vào lịch dương.
Niên lịch được dựa vào lịch dương, bởi vì lịch âm có liên quan tới lời răn của Phật.
Bênh cạnh đó, Tết của người Khmer không thường xuyên dựa vào lịch âm, bời vì đôi khi họ đón năm mới dựa vào đêm trăng tròn (Khneut), hoặc vào đêm trăng khuyết. Tuy nhiên, họ thường đón năm mới trong vòng một năm.
Điều đó không có nghĩa là họ đón năm mới trước ngày thứ 4 của Khe Pisak (tên của ngày dương) hay Khe Chetr, và sau ngày thứ 4 của Keut của Khe Pisak (tên của ngày thứ 6 theo lịch âm), do đó một số người Khmer đón năm mới vào ngày trong tháng Chetr theo như tài liệu của ông Chio Takran.
Một vài ngày trước năm mới, họ thường chuẩn bị một ít thức ăn, lau dọn nhà cửa. Khi ngày Tết đến, họ chuẩn bị một số thứ như 5 cây nến, 5 nén nhang, một cặp 5 cây Baysey, một cặp Baysey Baklam, một cặp Slathor (đồ trang hoàng trong lễ hội được làm bằng thân cây chuối), một đĩa thuốc lá, một ít hoa và trái cây để cúng thần thánh. Sau đó, họ ngồi với nhau gần nơi cúng bái, đốt nến và cầu nguyện may mắn và hạnh phúc từ các thần trên thiên đàng.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, họ sẽ mang đồ ăn tới chùa cho thầy chùa vào buổi tối, họ mang cát tới chùa, xây những ngọn núi bằng cát xung quanh chùa hay xung quanh cây sung, họ mang cả đồ uống mời các nhà sư uống rồi mời họ tới chỗ cây sung.
Vào ngày thứ hai, trẻ con sẽ được mặc áo mới, bố mẹ sẽ cho tiền trẻ con và biếu tiền ông bà. Họ cũng cho tiền người làm và người nghèo. Vào buổi tối, họ lại đi xây những ngọn núi bằng cát, mang thức ăn tới chùa cho thầy chùa để cúng tổ tiên. Sáng ngày thứ ba, họ sẽ chơi một số trò chơi truyền thống như ném khăn tay, kéo co. Họ cũng múa một số điệu múa truyền thống như Rorm Vong, Rorm Khbach,.....
No comments:
Post a Comment